Composite là gì? Ứng dụng vượt trội trong giày bảo hộ
Composite - vật liệu tổng hợp ưu việt, mang đến sự đột phá trong giày bảo hộ. Nhẹ hơn, bền hơn, bảo vệ vượt trội, thoải mái tối đa. Khám phá ngay.
Composite là một loại vật liệu tổng hợp được ưa chuộng trong ngành sản xuất thiết bị bảo hộ bởi độ nhẹ và bền. Đặc biệt trong sản xuất Giày bảo hộ lao động, Composite là một vật liệu không thể thiếu, để tạo nên các bộ phận như mũi giày, đế giày, lót giày.
Để hiểu rõ hơn Composite là gì? Được ứng dụng rộng rãi như thế nào, An Toàn Việt sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích ngay dưới đây.
Composite là gì?
Composite, hay còn gọi là vật liệu tổng hợp, là một loại vật liệu được tạo thành từ sự kết hợp của hai hay nhiều vật liệu khác nhau, thường là sự kết hợp giữa vật liệu nền (như Nhựa) và vật liệu gia cường (như Sợi Thủy Tinh, Sợi Carbon). Mục đích của việc kết hợp này là để tạo ra một vật liệu mới có tính chất vượt trội hơn so với các vật liệu thành phần riêng lẻ, ví dụ như độ bền cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn, khả năng chống ăn mòn tốt hơn,...
Vật liệu Composite là gì?
Các loại Composite phổ biến
Trên thị trường có nhiều loại Composite, một số loại nổi bật có thể kể đến như
- Composite Sợi Thủy Tinh:
Đây là loại Composite phổ biến nhất, được làm từ Sợi Thủy Tinh trộn với Nhựa. Thường được dùng để làm mũi giày, giúp bảo vệ ngón chân khỏi va đập.
Có ưu điểm là nhẹ, bền, không dẫn điện và không bị ảnh hưởng bởi từ trường.
- Composite Sợi Carbon:
Loại này được làm từ Sợi Carbon trộn với Nhựa. Ưu điểm vượt trội về độ bền và độ cứng, nhưng thường đắt hơn Composite Sợi Thủy Tinh.
Dùng để làm mũi giày, các bộ phận cần độ chịu lực cao.
- Composite Kevlar:
Kevlar là một loại sợi tổng hợp có độ bền cao, được dùng trong đế giày. Kết hợp với nhựa tạo thành Composite, mang lại khả năng chống đâm xuyên tuyệt vời.
- Composite Nhựa Nhiệt Dẻo (TPU):
TPU là một loại nhựa có tính đàn hồi và độ bền cao. Thường được dùng để làm đế giày, mang lại sự thoải mái và chống trơn trượt tốt.
Ưu điểm và nhược điểm của Composite
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì Composite cũng có một vài nhược điểm khác, có thể so sánh rõ hơn khi nhìn vào bảng dưới đây:
Bảng ưu - nhược điểm của chất liệu Composite
Ưu điểm |
Thời gian sử dụng lâu dài, gấp 2-3 lần so với thép, kim loại Nhẹ, chịu lực tốt, giảm tải trọng cho người mang. Chịu đựng được thời tiết, cách điện, không nhiễm từ, an toàn trong môi trường lao động. Thoải mái khi mang nhờ tính đàn hồi tốt. Tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc và kiểu dáng. |
Nhược điểm |
So với các vật liệu truyền thống, Composite thường có giá thành cao hơn. Khi bị hư hỏng, việc sửa chữa khó khăn hơn các vật liệu khác. Độ bền kém hơn trong một số trường hợp va đập quá mạnh hoặc vật sắc nhọn. |
Ứng dụng của Composite trong giày bảo hộ lao động
Với các ưu điểm nổi bật như có độ bền cao, chống chịu thời tiết, có khối lượng nhẹ. Composite phù hợp là một chất liệu sáng giá trong ngành công nghiệp bảo hộ, đặc biệt là giày bảo hộ lao động.
Mũi giày Composite
Mũi giày Composite đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và định hình phần trước của bàn chân, ngăn chặn các va đập vào ngón chân.
Giày bảo hộ mũi Composite nhẹ hơn Giày bảo hộ mũi thép 30% - 50% nhưng vẫn đảm bảo được độ bền, chống va đập và chịu lực ép tốt.
Ngoài ra, Mũi giày Composite không dẫn nhiệt nhiều như mũi thép, giúp bàn chân luôn ở nhiệt độ thoải mái. Đồng thời, không gây ra tia lửa điện khi va chạm với các vật kim loại, giảm nguy cơ gây ra các vụ cháy nổ.
Mũi giày Composite
Chi tiết sản phẩm: Giày Bảo Hộ Toppeo SSVN002
Đế giày Composite
Để so sánh, Đế giày Composite kháng hóa chất, bền bỉ, cách điện tốt hơn so với Đế giày PU và Đế giày Cao Su thông thường.
Đế giày Composite được sử dụng rộng rãi bởi những tính năng nổi bật. Được nhiều người lao động đánh giá cao, dù giá thành của Đế giày Composite có vẻ hơi cao hơn so với những loại đế giày truyền thống. Tuy nhiên, nếu có trải nghiệm tốt, sử dụng an toàn, chất lượng thì cũng rất xứng đáng để đầu tư.
Tuy chỉ chiếm phần ít, nhưng ngoài ứng dụng nổi bật là Đế giày và Mũi giày, chất liệu Composite cũng được dùng để sản xuất một số bộ phận khác của giày bảo hộ như Lớp lót Composite hay Thân giày Composite.
Lớp lót Composite
Lớp lót da dễ bị mài mòn, thấm nước, còn lớp lót vải dễ bị bẩn và giảm độ bền sau một thời gian sử dụng.
Lớp lót composite khắc phục được tất cả những điều trên, bền hơn, thiết kế thoáng khí, ngăn mồ hôi. Bên cạnh đó còn nhẹ tênh và cách nhiệt tốt!
Thân giày Composite
Thân giày Composite có trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khả năng chống nước và cách điện tốt hơn hẳn các loại thân giày da, thân giày cao su.
Tiêu chuẩn an toàn cho Mũi giày Composite
Mũi giày Composite phải đạt các tiêu chuẩn sau để đảm bảo an toàn:
Tiêu chuẩn an toàn cho Mũi giày Composite
Chi tiết sản phẩm: Giày Bảo Hộ Jogger Speedy
- Tiêu Chuẩn Quốc Tế EN ISO 20345:2011
Tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi, quy định các yêu cầu cơ bản về an toàn và khả năng bảo vệ của giày bảo hộ.
Tiêu chuẩn này chia giày bảo hộ thành các lớp bảo vệ khác nhau (SB, S1, S2, S3) dựa trên các tính năng như chống dập, chống đâm xuyên, chống trượt, chống dầu, chống tĩnh điện.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2606:2009
Có thể có một số điểm khác biệt nhỏ nhưng tiêu chuẩn Việt Nam này được xây dựng tương đồng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 20345:2004.
- Các bài kiểm tra đánh giá chất lượng Mũi giày Composite
Để đánh giá giày Composite có thật sự bền bỉ và an toàn hay không, các cơ quan kiểm định tiến hành một số bài kiểm tra như sau:
Kiểm tra chống va đập, chống đâm xuyên: Đặt một vật nặng lên mũi giày, dùng một vật nhọn đâm xuyên. Mũi giày Composite có độ bền tốt, không bị biến dạng.
Kiểm tra độ bám dính, cách nhiệt: Độ bám dính giữa lớp Composite và các lớp vật liệu khác của giày liên kết khá tốt, không bị biến đổi nhiệt độ bên trong.
Lựa chọn giày bảo hộ có mũi composite phù hợp
Vậy ngành nghề nào sẽ cần cho mình một đôi bảo hộ có Mũi Composite? Làm sao để lựa chọn một đôi giày bảo hộ có Mũi Composite chất lượng? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Các ngành nghề cần xem xét khi lựa chọn
Ngành xây dựng, điện lực: Giày bảo hộ có mũi Composite bảo vệ người lao động khỏi những vật sắc nhọn, va đập. Cùng với đó là tác dụng cách điện, đảm bảo an toàn hơn khi lao động.
Ngành công nghiệp, ngành dầu khí: Giày bảo hộ có Mũi Composite giúp đôi chân không tiếp xúc với dầu, hóa chất, chống trơn trượt.
Các ngành nghề khác: Nếu làm việc trong môi trường đòi hỏi di chuyển nhiều, môi trường khắc nghiệt nên trang bị cho mình giày có Mũi Composite.
Cách nhận biết giày bảo hộ có Mũi Composite chất lượng
- Kiểm tra tem nhãn và chứng nhận:
Mỗi đôi giày bảo hộ chất lượng đều có chứng nhận chất lượng và tem kiểm định ghi rõ thông tin như mẫu, kích cỡ, tiêu chuẩn sản xuất.
- Kiểm tra mũi giày:
Mũi giày Composite chất lượng thường có độ cứng nhất định, màu đồng đều, không có các vết nứt, bong tróc.
Vị trí nối giữa mũi giày và phần thân giày không bị bong keo.
- Kiểm tra đế giày và thân giày
Đế giày có độ dày vừa phải, vị trí khớp nối chắc chắn. Thân giày và lớp lót thoáng khí, hút mồ hôi tốt.
- Mang thử:
Ưu tiên bạn nên ra trực tiếp cửa hàng mang thử giày để chọn kích cỡ phù hợp, chú ý xem mang giày có bị cấn chân, bong keo hay không.
- Lựa chọn các thương hiệu uy tín:
Các thương hiệu lớn thường có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo sản phẩm chất lượng.
Điển hình như thương hiệu An Toàn Việt - một thương hiệu chuyên bán các sản phẩm bảo hộ lao động có thâm niên hàng chục năm. Các sản phẩm bảo hộ được nhập khẩu trực tiếp tại Châu Âu và Mỹ nên vô cùng uy tín, chất lượng.
Thông qua bài viết này, An Toàn Việt hy vọng bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích về chất liệu Composite, từ đó chọn đôi giày bảo hộ lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN VIỆT
Địa chỉ: 340 Hà Huy Giáp, Khu Phố 3B, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 028 2245 7878 - Hotline: 0905 906 186
Email: info@antoanviet.vn
Website: antoanviet.com
→→→ Ấn vào đây để xem đường đi trực tiếp trên Google Maps ←←←